Nguyên nhân và giải pháp chống thấm nhà vệ sinh


Trong ngôi nhà của bạn, có rất nhiều nơi có thể xảy ra hiện tượng thấm dột như: tường nhà, trần nhà, sàn nhà... tuy nhiên nơi mà dễ bị thấm dột nhất chính là nhà vệ sinh và nhà tắm, vì đây là nơi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nước nhiều nhất (nước từ các ống xả xuống, hơi nước từ vòi hoa sen...). Khi nhà vệ sinh, nhà tắm có hiện tượng thấm dột xảy ra cũng có nghĩa là nơi đó luôn trong tình trạng ẩm mốc, mà ẩm mốc chính là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và nảy nở, điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cấu trúc tổng thể ngôi nhà của bạn mà còn ảnh hưởng đến không gian sống cũng như chất lượng đời sống của gia đình bạn. Do đó bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp chống thấm cho nhà vệ sinh, nhà tắm.


Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột nhà vệ sinh, nhà tắm có rất nhiều, tuy nhiên tựu chung lại là do các nguyên nhân sau:
- Lớp bê tông kết cấu không được đầm kỹ lưỡng; Chất lượng thi công bê tông, vữa lớp mặt không tốt, bên trong không đặc chắc, có lỗ rỗng nhỏ, tạo ra các đường thấm nhỏ, dưới áp lực của trọng lượng bản thân nước thấm vào sàn theo các đường thấm nhỏ, gây nên thấm dột;
- Bê tông của khe các tấm sàn panel đổ không cẩn thận, đầm không đặc chắc, không no, cường độ thấp, trong bê tông có lẫn tạp chất như gạch vụn. gỗ,...; Mặt sàn có vết nứt, như co ngót bê tông tại chỗ; panel dưới tác động thường xuyên của tải trọng sinh ra biến dạng võng xuống, xuất hiện các vết nứt ở chỗ ghép hai tấm;
- Trên mặt sàn của gian vệ sinh chưa làm lớp chống thấm, hoặc chất lượng của lớp chống thấm không tốt, hư hỏng cục bộ.
Giải pháp cho chống thấm dột nhà vệ sinh, nhà tắm
- Mái nhà vệ sinh, nền nhà vệ sinh nên thiết kế sao cho khả năng thoát nước nhanh và dễ nhất. Thông thường mái dốc thoát nước luôn dễ hơn mái bằng. Đánh dốc đủ (2 - 3%) và đúng hướng cho các sàn vệ sinh


- Trong quá trình đổ bê tông sàn nhà vệ sinh nên cẩn thận trong việc chỉ định và lựa chọn loại vữa đổ bê tông. Thông thường, vữa dùng trong xây, trát tường có thể dùng loại vữa kém phẩm chất hơn một chút, nhưng vữa dùng để trộn bê tông nhất định phải là vữa thương phẩm có chất lượng cao . Sau khi đổ xong, phải theo dõi cẩn thận giai đoạn đầm bê tông, làm sao cho các cốt liệu được phân bố đều trong lõi bê tông, tránh hiện tượng chỗ thì nhiều cốt liệu, chỗ lại rỗng.


- Đối với tường, nên xử lý kỹ tường ngoài nhà vệ sinh, đặc biệt là các mảng tường bên trong nhà vệ sinh. Có thể xử lý bằng nhựa bitum, vữa trộn phụ gia chống thấm và sơn chống thấm trong nhà.
 - Khi đã bị thấm, đối với sàn và mái nhà vệ sinh, có thể xử lý như sau: be mặt mái bằng cốp pha kín, sau đó đổ vữa xi măng vào, vữa xi măng sẽ ngấm vào bề mặt bê tông qua các khe rỗng, khi ngưng kết sẽ trám hết các khe rỗng này làm bê tông liền lại. Sau đó nên xử lý lại bề mặt bằng vữa xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm. Đối với tường cũng có thể sử dụng vữa trộn phụ gia chống thấm để trát lại bề mặt bị thấm nước, rồi quét phủ bằng sơn chống thấm. Hiện nay có rất nhiều hãng sơn cung cấp loại sơn chống thấm này, phổ biến nhất là Kova và Super Maxilite.

- Đối với các sàn khu phụ, không nên làm loại sàn âm trước đây hay dùng (mặt dưới sàn bằng mặt dưới dầm), vì cách này nếu phía trên chống thấm không tốt rất có thể gây ra đọng nước trong lòng kết cấu và gây thấm dột ở phía dưới. Biện pháp nhiều nhà hiện nay hay dùng là sàn vệ sinh chỉ đổ thấp hơn các sàn tầng chừng 3-5cm để tránh nước trào ra.


Next
This is the most recent post.
Previous
Bài đăng Cũ hơn

1 nhận xét:

  1. tôi đang muốn chống thấm sàn vệ sinh, bạn tư vấn thêm cho tôi vầ chống thấm kova và ccp được không? tôi đang phân vân 2 loại sơn này.

    Trả lờiXóa

 
Top